Nâng mũi sụn tự thân và những câu hỏi cần bác sĩ giải đáp

Nếu như các chị em lo lắng về những biến chứng sụn nhân tạo thì chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua được giải pháp nâng mũi sụn tự thân. Dưới đây sẽ là tập hợp liên quan về nâng mũi sụn tự thân và những câu hỏi cần bác sĩ giải đáp. Cùng theo dõi để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc nhé.

TẠI SAO KHÔNG THỰC HIỆN NÂNG MŨI SỤN TỰ THÂN HOÀN TOÀN?

Trước đây các bác sĩ thường sử dụng sụn tự thân để có thể khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên chiếc mũi. Tuy nhiên việc này lại cần một lượng lớn sụn tự thân. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng sử dụng dịch vụ.

Không những thế để tạo hình được dáng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân sẽ cần một tay nghề cao của bác sĩ thẩm mỹ. Chính vì thế không hẳn ai cũng có thể đảm bảo thực hiện được kĩ thuật làm đẹp này.

Chính vì thế với những kĩ thuật nâng mũi sụn tự thân - Mũi đẹp mọi góc nhìn hiện đại, các bác sĩ đã sử dụng kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo. Phần sóng mũi của khách hàng sẽ được sử dụng sụn sinh học định hình để nâng cao sóng và khắc phục những nhược điểm xương gồ bè tại đây. Phần đầu mũi sẽ được sử dụng sụn tự thân để bọc bảo vệ và dựng trụ mũi.

Việc kết hợp này không những vấn có thể mang đến cho bạn hiệu quả thẩm mỹ tối ưu, dáng mũi đẹp tự nhiên và hài hòa với tổng thể đường nét trên gương mặt. Mà còn có thể khắc phục được những biến chứng do sụn nhân tạo gây ra cho chiếc mũi nhờ sụn tự thân bọc bảo vệ. Ngoài ra kĩ thuật làm đẹp này còn giúp bác sĩ có thể tiết kiệm được một lượng lớn sụn tự thân cần sử dụng.

CÓ CẦN LỰA CHỌN KĨ THUẬT NÂNG MŨI SỤN TỰ THÂN PHÙ HỢP?

Không giống như những phương pháp nâng mũi truyền thống, kĩ thuật nâng mũi sụn tự thân sử dụng 3 chất liệu sụn tự thân khi thực hiện phẫu thuật. Mỗi loại sụn sẽ phù hợp với những tình trạng mũi khác nhau của khách hàng, từ đó có thể mang đến những hiệu quả chỉnh sửa khác nhau. Thế nên việc lựa chọn cho mình một kĩ thuật phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

3 loại sụn tự thân thường được sử dụng là sụn tai, sụn sườn và sụn vách ngăn. Sụn tai có tính chất mềm mại và dẻo dai thường được sử dụng để bọc đầu mũi, phù hợp với những khách hàng có da đầu mũi mỏng và chưa thực hiện thẩm mỹ mũi. Ngược lại sụn sườn có tính chất cứng và thẳng lại được sử dụng để dựng trụ, phù hợp với các khách hàng cần tái cấu trúc mũi hoặc thẩm mỹ mũi nhiều lần. Sụn vách ngăn thì được lấy từ vách ngăn mũi của khách hàng, được sử đụng để cải thiện những chiếc mũi bị lệch vách ngăn mũi, cải thiện việc hô hấp.

Có nên sử dụng quá nhiều sụn tự thân để bọc đầu mũi?

CÓ CẦN CHÚ TRỌNG VỆ SINH VÙNG LẤY SỤN?

Cũng giống như vùng mũi mới điều trị, trong thời gian đầu tiên vùng lấy sụn cũng vô cùng nhạy cảm. Chính vì thế bạn cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh vị trí này để đảm bảo không gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Tuy nhiên đây hoàn toàn chỉ là một vết thương nhỏ. Chính vì thế bạn cũng không cần phải quá chăm chút như chăm sóc mũi. Chỉ cần đảm bảo vết thương vùng lấy sụn luôn khô thoáng và không để lại sẹo xấu là đã có thể tự tin được rồi.

GIÁ NÂNG MŨI SỤN TỰ THÂN NHƯ THẾ NÀO?

Giá phẫu thuật nâng mũi này phụ thuộc vào kĩ thuật cũng như loại sụn tự thân bạn sử dụng. Với những khách hàng sử dụng sụn tai sẽ có mức giá dịch vụ thấp hơn so với sụn sườn. Tuy nhiên tất cả mọi kĩ thuật này đều đảm bảo sẽ mang đến cho bạn được những hiệu quả thẩm mỹ tối ưu như mong muốn.

Việc lựa chọn kĩ thuật nâng mũi phù hợp bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Với kinh nghiệm lâu năm của mình chắc hẳn các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên phù hợp.